tcknhid
19-07-2013, 12:28 PM
du lịch (http://dacotours.com/) di sản và du lịch biển (http://dacotours.com/vi/tour/Kham-pha-Da-Nang/Du-lich-Da-Nang-bien-53/) là thế mạnh của các tỉnh miền trung. Tuy nhiên, việc thiếu tính liên kết trong phát triển du lịch vẫn luôn được coi là khiếm khuyết của vùng đất nổi tiếng này. Chính sách đầu tư phát triển du lịch của các địa phương khá tương đồng, tiềm năng cũng có nét giống nhau nên sản phẩm trùng lặp, đơn điệu, dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương, giữa các địa phương. Điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch xuyên suốt toàn vùng, tạo thành chuỗi giá trị cho thương hiệu du lịch...
Mạnh ai nấy làm
Điều rất đặc biệt là dải đất chiếm chưa đầy 1/5 chiều dài đất nước lại sở hữu tới năm di sản và kiệt tác văn hóa được UNESCO công nhận. Tiềm lực phát triển du lịch miền trung (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Mien-Trung/) còn bắt nguồn từ vô số di sản khác thông qua sự giao thoa, tiếp biến của các nền văn minh Sa Huỳnh, Chăm-pa, Đại Việt và với thế giới bên ngoài, tạo nên bản sắc đa chủng tộc, đa văn hóa. Bên cạnh đó là bờ biển dài và đẹp. Từ đó, ngành du lịch đã xây dựng một số sản phẩm liên vùng đã gây tiếng vang như "Ba quốc gia một điểm đến" của ba nước Đông Dương, các-na-van trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, tour "Một ngày ăn cơm ba nước". Ba con đường "Di sản miền trung", "Con đường Trường Sơn huyền thoại" qua 14 tỉnh, thành miền trung hay "Con đường xanh Tây Nguyên" cũng là những minh chứng cho thành quả liên kết xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá trong nhiều năm qua của du lịch vùng đất này. Nói một cách công bằng thì trong những năm qua, lượng khách về miền trung tăng trưởng khá cao và ổn định từ 11 - 13%, cao hơn bình quân chung cả nước khoảng 8,7% và thu nhập tương ứng với tốc độ bình quân trên 20%. Nhiều trung tâm và khu du lịch đã hình thành. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả nhỏ so với một tiềm năng vô cùng giàu có.
Một trong những ý tưởng mới mẻ và dẫn tới kết quả là một đề tài cấp quốc gia: "Con đường di sản miền trung". Sau khi ý tưởng này đi vào hiện thực, được coi là mô hình, là sợi dây liên kết du lịch giữa các địa phương, doanh nghiệp. Đây cũng được coi là "chiến dịch" lớn, nhằm tạo "cú huých" cho du lịch miền trung phát triển với việc kết nối các điểm di sản nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng (Quảng Bình); Cố đô Huế với hai di sản là quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; di tích Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Thế nhưng, dù đã nhiều cuộc họp bàn, tư tưởng "mạnh ai nấy làm" vẫn còn khá nặng. "Con đường di sản miền trung" vì thế, vẫn gập ghềnh đường đi và điểm đến. Ngay như tam giác du lịch huế (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Hue-54/) - Hội An - Mỹ Sơn dù đã được các địa phương bàn thảo và ghi nhớ nhưng hiệu quả chưa cao, một quy chế ràng buộc chắc chắn vẫn chưa có. Huế vẫn làm theo kiểu Huế, Hội An làm theo kiểu Hội An, và Mỹ Sơn cũng vậy.
"Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế nói là liên kết du lịch nhưng khi quảng bá ra bên ngoài đến cái pa-nô cũng làm riêng. Trong thời điểm khó khăn, tại các điểm đến du lịch, thay vì các doanh nghiệp, các hãng lữ hành tăng chất lượng dịch vụ để thu hút khách thì họ lại giảm giá cục bộ. Vì giảm giá nên chất lượng dịch vụ giảm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến, ảnh hưởng đến hình ảnh chung của tỉnh, của quốc gia"- một lãnh đạo ngành du lịch miền trung đã phát biểu như vậy.
Đơn điệu, trùng lặp sản phẩm
Được đánh giá là khu vực có nhiều bãi biển đẹp xứng tầm thế giới, có cơ hội phát triển tiềm năng du lịch nghỉ mát tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí, du lịch hội thảo, hội nghị, tàu biển, sinh thái, cộng đồng... Tuy nhiên, với lối tư duy "đèn nhà ai nhà nấy rạng", du lịch biển miền trung vẫn bị xem là yếu khâu liên kết. Vì không liên kết, đường bờ biển mỗi tỉnh trở thành "vùng vịnh" riêng.
Đơn cử như việc mở màn các mùa du lịch hè, đồng loạt những địa phương có bãi biển đẹp đều tổ chức những chương trình lễ hội du lịch biển. Mục đích chính của các địa phương có thế mạnh về du lịch biển khi tổ chức lễ hội là mong tăng lượng khách vào mùa cao điểm ngắn ngủi để bù lại cho mùa thấp điểm kéo dài. Trước sự nở rộ của những lễ hội du lịch biển, đại diện nhiều hãng lữ hành đều có chung nhận xét, các địa phương mới chỉ chăm chăm khai thác lễ hội theo kiểu thời vụ, chứ chưa tính kỹ phương án thu hút khách bền vững. Hình thức tổ chức na ná nhau, các hoạt động bên lề vẫn như nhiều mùa hội khác. Nhiều lễ hội lại diễn ra cùng một thời điểm, khiến các lễ hội vốn chưa kịp gây ấn tượng đã tạo cho du khách cảm giác nhàm chán, thậm chí còn gây ra sự lãng phí, trong khi hiệu quả thu được lại không như mong muốn, khách du lịch bị san sẻ ra nhiều nơi.
Không có sự gắn kết khiến du lịch duyên hải miền trung đang phát triển một cách lỏng lẻo, thiếu hệ thống, không hỗ trợ được cho nhau và bị trùng lặp sản phẩm tại các điểm đến. Đó là lý do vì sao du lịch biển miền trung với tiềm năng khá lớn lại chưa tạo ra đột phá. Các doanh nghiệp lữ hành tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã đưa ra ý kiến: Nên chăng các tỉnh ven biển cùng thống nhất với nhau để tạo ra một vệt về lễ hội biển chung trong thời gian nhất định, từ đó các công ty du lịch sẽ xây dựng tour khám phá hành trình về biển dọc theo các điểm đến trên. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.
Vai trò điều hành
Mới đây nhất, tại hội thảo quốc tế về phát triển du lịch các tỉnh ven biển miền trung được tổ chức tại tỉnh Phú Yên, các chuyên gia đầu ngành về du lịch trong nước và quốc tế đều cho rằng: Đã đến lúc các tỉnh khu vực này cùng đặt ra giải pháp mang tính đột phá, liên kết phát triển du lịch vùng. Đơn cử như liên kết trong đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất tiện ích phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, mở rộng xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch miền trung đến các thị trường trọng điểm nước ngoài... Muốn vậy, nhất thiết phải có một "người điều hành" điều phối hoạt động phát triển du lịch toàn vùng. Liên kết cần hướng tới một nền du lịch chất lượng, hơn là một nền du lịch số đông. Như vậy mới có thể xây dựng được những dịch vụ du lịch chất lượng cao.
Với hướng đổi mới căn bản ấy, tin rằng du lịch vùng duyên hải miền trung sẽ sớm có hướng phát triển tốt, tận dụng triệt để lợi thế, sức mạnh và tiềm năng của mình để trở thành vùng trọng tâm phát triển du lịch của đất nước.
* Ông Pôn Xtôn (Paul Stoll), một nhà đầu tư du lịch lớn ở miền trung, đã nói rất đúng: "Từ bắt tay, vỗ tay đến xắn tay vào cùng làm là một hành trình khó khăn. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không làm. Cơ hội sẽ chỉ là cơ hội khi chúng ta không biết nắm bắt và sử dụng nó... ".
Công ty du lịch xứ ðà (Dacotours) xin mời em tới Ðà nẵng tham quan thãm những danh lam thắng cảnh mà ông trời bang tặng cho đà nẵng, đem lại vẽ đẹp hồn nhiện cho các địa danh trên. Những danh lam thắng cảnh của Ðà nẵng xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào!
THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ÐẶT TOUR
http://dacotours.com/images/logo.png
Hotline: Võ Kim Trýờng 0914 136 151
Võ Tấn Ninh 0917 425 255
Đặc biệt: Đặt tours qua mạng sẽ có chính sách ưu đãi và khuyễn mãi hàng tuần do công ty dacotours tổ chức.
Đã CÓ TOUR HÂN HẬN PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH
Mạnh ai nấy làm
Điều rất đặc biệt là dải đất chiếm chưa đầy 1/5 chiều dài đất nước lại sở hữu tới năm di sản và kiệt tác văn hóa được UNESCO công nhận. Tiềm lực phát triển du lịch miền trung (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Mien-Trung/) còn bắt nguồn từ vô số di sản khác thông qua sự giao thoa, tiếp biến của các nền văn minh Sa Huỳnh, Chăm-pa, Đại Việt và với thế giới bên ngoài, tạo nên bản sắc đa chủng tộc, đa văn hóa. Bên cạnh đó là bờ biển dài và đẹp. Từ đó, ngành du lịch đã xây dựng một số sản phẩm liên vùng đã gây tiếng vang như "Ba quốc gia một điểm đến" của ba nước Đông Dương, các-na-van trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, tour "Một ngày ăn cơm ba nước". Ba con đường "Di sản miền trung", "Con đường Trường Sơn huyền thoại" qua 14 tỉnh, thành miền trung hay "Con đường xanh Tây Nguyên" cũng là những minh chứng cho thành quả liên kết xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá trong nhiều năm qua của du lịch vùng đất này. Nói một cách công bằng thì trong những năm qua, lượng khách về miền trung tăng trưởng khá cao và ổn định từ 11 - 13%, cao hơn bình quân chung cả nước khoảng 8,7% và thu nhập tương ứng với tốc độ bình quân trên 20%. Nhiều trung tâm và khu du lịch đã hình thành. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả nhỏ so với một tiềm năng vô cùng giàu có.
Một trong những ý tưởng mới mẻ và dẫn tới kết quả là một đề tài cấp quốc gia: "Con đường di sản miền trung". Sau khi ý tưởng này đi vào hiện thực, được coi là mô hình, là sợi dây liên kết du lịch giữa các địa phương, doanh nghiệp. Đây cũng được coi là "chiến dịch" lớn, nhằm tạo "cú huých" cho du lịch miền trung phát triển với việc kết nối các điểm di sản nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng (Quảng Bình); Cố đô Huế với hai di sản là quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; di tích Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Thế nhưng, dù đã nhiều cuộc họp bàn, tư tưởng "mạnh ai nấy làm" vẫn còn khá nặng. "Con đường di sản miền trung" vì thế, vẫn gập ghềnh đường đi và điểm đến. Ngay như tam giác du lịch huế (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Hue-54/) - Hội An - Mỹ Sơn dù đã được các địa phương bàn thảo và ghi nhớ nhưng hiệu quả chưa cao, một quy chế ràng buộc chắc chắn vẫn chưa có. Huế vẫn làm theo kiểu Huế, Hội An làm theo kiểu Hội An, và Mỹ Sơn cũng vậy.
"Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế nói là liên kết du lịch nhưng khi quảng bá ra bên ngoài đến cái pa-nô cũng làm riêng. Trong thời điểm khó khăn, tại các điểm đến du lịch, thay vì các doanh nghiệp, các hãng lữ hành tăng chất lượng dịch vụ để thu hút khách thì họ lại giảm giá cục bộ. Vì giảm giá nên chất lượng dịch vụ giảm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến, ảnh hưởng đến hình ảnh chung của tỉnh, của quốc gia"- một lãnh đạo ngành du lịch miền trung đã phát biểu như vậy.
Đơn điệu, trùng lặp sản phẩm
Được đánh giá là khu vực có nhiều bãi biển đẹp xứng tầm thế giới, có cơ hội phát triển tiềm năng du lịch nghỉ mát tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí, du lịch hội thảo, hội nghị, tàu biển, sinh thái, cộng đồng... Tuy nhiên, với lối tư duy "đèn nhà ai nhà nấy rạng", du lịch biển miền trung vẫn bị xem là yếu khâu liên kết. Vì không liên kết, đường bờ biển mỗi tỉnh trở thành "vùng vịnh" riêng.
Đơn cử như việc mở màn các mùa du lịch hè, đồng loạt những địa phương có bãi biển đẹp đều tổ chức những chương trình lễ hội du lịch biển. Mục đích chính của các địa phương có thế mạnh về du lịch biển khi tổ chức lễ hội là mong tăng lượng khách vào mùa cao điểm ngắn ngủi để bù lại cho mùa thấp điểm kéo dài. Trước sự nở rộ của những lễ hội du lịch biển, đại diện nhiều hãng lữ hành đều có chung nhận xét, các địa phương mới chỉ chăm chăm khai thác lễ hội theo kiểu thời vụ, chứ chưa tính kỹ phương án thu hút khách bền vững. Hình thức tổ chức na ná nhau, các hoạt động bên lề vẫn như nhiều mùa hội khác. Nhiều lễ hội lại diễn ra cùng một thời điểm, khiến các lễ hội vốn chưa kịp gây ấn tượng đã tạo cho du khách cảm giác nhàm chán, thậm chí còn gây ra sự lãng phí, trong khi hiệu quả thu được lại không như mong muốn, khách du lịch bị san sẻ ra nhiều nơi.
Không có sự gắn kết khiến du lịch duyên hải miền trung đang phát triển một cách lỏng lẻo, thiếu hệ thống, không hỗ trợ được cho nhau và bị trùng lặp sản phẩm tại các điểm đến. Đó là lý do vì sao du lịch biển miền trung với tiềm năng khá lớn lại chưa tạo ra đột phá. Các doanh nghiệp lữ hành tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã đưa ra ý kiến: Nên chăng các tỉnh ven biển cùng thống nhất với nhau để tạo ra một vệt về lễ hội biển chung trong thời gian nhất định, từ đó các công ty du lịch sẽ xây dựng tour khám phá hành trình về biển dọc theo các điểm đến trên. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.
Vai trò điều hành
Mới đây nhất, tại hội thảo quốc tế về phát triển du lịch các tỉnh ven biển miền trung được tổ chức tại tỉnh Phú Yên, các chuyên gia đầu ngành về du lịch trong nước và quốc tế đều cho rằng: Đã đến lúc các tỉnh khu vực này cùng đặt ra giải pháp mang tính đột phá, liên kết phát triển du lịch vùng. Đơn cử như liên kết trong đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất tiện ích phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, mở rộng xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch miền trung đến các thị trường trọng điểm nước ngoài... Muốn vậy, nhất thiết phải có một "người điều hành" điều phối hoạt động phát triển du lịch toàn vùng. Liên kết cần hướng tới một nền du lịch chất lượng, hơn là một nền du lịch số đông. Như vậy mới có thể xây dựng được những dịch vụ du lịch chất lượng cao.
Với hướng đổi mới căn bản ấy, tin rằng du lịch vùng duyên hải miền trung sẽ sớm có hướng phát triển tốt, tận dụng triệt để lợi thế, sức mạnh và tiềm năng của mình để trở thành vùng trọng tâm phát triển du lịch của đất nước.
* Ông Pôn Xtôn (Paul Stoll), một nhà đầu tư du lịch lớn ở miền trung, đã nói rất đúng: "Từ bắt tay, vỗ tay đến xắn tay vào cùng làm là một hành trình khó khăn. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không làm. Cơ hội sẽ chỉ là cơ hội khi chúng ta không biết nắm bắt và sử dụng nó... ".
Công ty du lịch xứ ðà (Dacotours) xin mời em tới Ðà nẵng tham quan thãm những danh lam thắng cảnh mà ông trời bang tặng cho đà nẵng, đem lại vẽ đẹp hồn nhiện cho các địa danh trên. Những danh lam thắng cảnh của Ðà nẵng xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào!
THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ÐẶT TOUR
http://dacotours.com/images/logo.png
Hotline: Võ Kim Trýờng 0914 136 151
Võ Tấn Ninh 0917 425 255
Đặc biệt: Đặt tours qua mạng sẽ có chính sách ưu đãi và khuyễn mãi hàng tuần do công ty dacotours tổ chức.
Đã CÓ TOUR HÂN HẬN PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH