PDA

View Full Version : Học tập cách học ngoại ngữ của Hồ Chủ Tịch


qmmttt
01-08-2012, 09:59 PM
Làm biển quảng cáo (http://onlinevnn.vn/bien-quang-cao/129050.html) giá rẻ tại Hà Nội
Mái hiên di động (http://onlinevnn.vn/mai-hien-di-dong/151168.html) bạt Hàn Quốc



http://www.duhoctrungquoc.com/images/stories/thong-tin/ngoai-ngu/tu-dien-song.jpg

Ngoại ngữ là một trong những xu thế tất yếu để chúng ta có thể hội nhập với nền kinh tế quốc tế và theo kịp xu hướng thời đại. Không chỉ học tập ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay là Tiếng Anh, nhiều bạn học sinh chúng mình còn tiếp cận với những môn ngoại ngữ khác: Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật... Mỗi bạn đều có những phương pháp khác nhau để có thể học tập ngoại ngữ. Tuy nhiên, câu chuyện mà phóng viên muốn giới thiệu đến với các bạn chính là cách học ngoại ngữ của Bác Hồ. Có thể {trong số các bạn nhiều người|nhiều người đã biết đến câu chuyện này, hay có bạn mới nghe lần đầu nhưng điều quan trọng nhất là bạn nhận ra thông điệp gì từ câu chuyện này.

Câu chuyện kể: Ngày 5/6/1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành lên tàu Đô đốc Latouche Treville sang Pháp. Tại đây, người xin làm phụ bếp và phải thức dậy từ 4 giờ sáng, làm quần quật đến tận 9 giờ đêm, sau đó anh Ba (tên mới của Người) còn dành 2 giờ học tiếng Pháp, trong khi những người khác lăn ra ngủ. Mục tiêu của Người đặt ra là, dù bận rộn hay mệt mỏi, mỗi ngày phải học thuộc 10 từ tiếng Pháp. Người thanh niên giàu nghị lực ấy suy nghĩ muốn tuyên truyền cho nước mình không thể không viết được chữ Pháp. Tiếng Pháp là chiếc cầu kỳ diệu để đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, là công cụ cần thiết để hoạt động cách mạng. Từ những bài viết đầu tiên còn ngắn, mắc nhiều lỗi sai, Người đã viết được những bài báo dài trong đó có những tác phẩm nổi tiếng trên tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) mà ở đó, Người vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút, Người lo cả khâu in ấn và phát hành. Bản án chế độ thực dân Pháp là một trong những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp gây được tiếng vang lớn.

Không chỉ ở Pháp, khi sang hoạt động cách mạng ở Liên Xô người cũng gắng cho học bằng được tiếng Nga trong thời gian ngắn ngủi. Về sau này, mỗi khi hoạt động cách mạng ở bất cứ quốc gia này Người đều luôn cố gắng để nói được tiếng của quốc gia đó. Đó là tiếng Hán, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Thái Lan và một vài thứ tiếng châu Phi... Nỗ lực và ý chí ham học tập của Bác Hồ mãi là tấm gương để chúng ta học tập.

Ngày nay, dân học ngoại ngữ vẫn thường truyền tai nhau câu “năng nhặt thì chặt bị”. Điều quan trọng nhất đối với việc học bất kì một ngoại ngữ nào đó là sự chăm chỉ. Khi mới học ngoại ngữ, mỗi ngày Bác Hồ đã đặt ra chỉ tiêu mỗi ngày phải học đều đặn được 10 từ mới. Qua mỗi ngày tích lũy, Bác đã có được vốn ngôn ngữ phong phú để có thể giao tiếp, viết báo... Tại sao chúng mình không học tập phương pháp này của Người? Thêm một từ mới mỗi ngày là bạn đang góp phần làm phong phú vốn tri thức của mình. Đó cũng là một trong những thông điệp cuộc thi Tú tài Số muốn gửi đến cho các bạn. Có thể bạn chưa đạt được mục tiêu mà mình đặt ra là giành giải thưởng của cuộc thi nhưng Hocmai.vn tin chắc rằng bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế ngoài những giải thưởng của cuộc thi.

Những chủ đề có thể bạn quan tâm
- Học tiếng anh giao tiếp hiệu quả (http://onlinevnn.vn/hoc-ngoai-ngu/hoc-tieng-anh-giao-tiep-hieu-qua-842561.html)
- Club tiếng anh hà nội (http://onlinevnn.vn/hoc-ngoai-ngu/club-tieng-anh-ha-noi-842559.html)