PDA

View Full Version : Cách bảo dưỡng điều hòa Mitsubishi


thuyettam1990
26-10-2015, 09:03 AM
Cách bảo dưỡng điều hòa Mitsubishi



Cách bảo dưỡng điều hòa Mitsubishi (http://www.dienlanhhanoi.com.vn/Dieu-hoa-theo-hang/May-lanh-Mitsubishi/8/Dieu-hoa-nhiet-do-Mitsubishi/Dieu-hoa-Mitsubishi.htm)

Điều hòa nhiệt độ Mitsubishi sau quá trình sử dụng cần được lau chùi, bảo dưỡng điều hòa để tránh tình trạng điều hòa bị “ăn” điện, xuất hiện tiếng ồn hay chảy nước. Việc bảo dưỡng điều hòa bạn có thể tự làm tại nhà, không nhất thiết phải mang đến những trung tâm sửa điều hòa. Dưới đây DLHN xin hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng điều hòa :

1. Vệ sinh phin lọc điều hòa không khí Mitsubishi trong nhà

Trước khi làm bất kỳ công việc vệ sinh nào cho máy đều phải ngắt nguồn điện áptomát, ngắt cầu dao hoặc rút phích điện ra khỏi nguồn.

Nếu máy chạy thường xuyên, nên vệ sinh phin lọc không khí trong phòng 2 tuần/ lần. Trên mặt nạ của dàn lạnh (ghi lấy gió) có nút bấm hoặc lẫy để mở mặt nạ ra. Tháo phin lọc ra bằng cách kéo trượt xuống phía dưới. Tốt nhất là dùng máy hút bụi để hút sạch bụi. Nếu dùng nước rửa phải phơi phin lọc ở bóng râm cho khô rồi mới lắp lại như cũ.

Ghi nhớ: Phin lọc bám nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm năng suất lạnh của máy, tiêu tốn điện năng tăng và gây tiếng ồn lớn.

2. Lắp đặt, thay thế phin tinh lọc không khí phòng

Phin lọc không khí chỉ đơn giản là lưới lọc bụi, còn phin tinh lọc không khí là loại tinh lọc các tạp chất rất mịn như khói thuốc lá, mùi hôi, nấm mốc. Trước đây chủ yếu được chế tạo từ than hoạt tính, nhưng ngày nay nhiều hợp chất hóa học được sử dụng. Phin tinh lọc không bán cùng theo máy mà phải đặt riêng, thường cứ 3 tháng phải thay thế một lần. Chúng là các tấm nhỏ được lắp lên phin lọc, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của phin lọc, không có khả năng tái sinh hoặc rửa sạch và dùng lại như phin lọc.

3. Vệ sinh mặt nạ

- Có thể tháo mặt nạ ra để vệ sinh lau rửa.

- Có thể dùng ghế đẩu hoặc thang để tháo. Tuy nhiên phải rất cẩn thận để khỏi ngã. Khi tháo ra hoặc lắp ráp lại cần thận trọng tránh rơi vỡ.

- Không dùng nước nóng quá 40oC hoặc các loại dugnng dịch dễ bay hơi như xăng, dầu, chất đánh bóng, các loại bàn chải thô nháp để vệ sinh mặt nạ.

- Chỉ nên dùng nước và khăn vải mềm để rửa. Sau khi rửa xong phải để cho khô trong bóng râm.

- Khi lắp vào cũng như khi tháo ra cần gá mặt nạ vào đúng các lẫy. Có loại có 4 lẫy, 2 trên 2 dưới nhưng có loại có 5 lẫy, 3 trên 2 dưới.

4. Vệ sinh định kỳ dàn nóng lạnh (Điều hòa Mitsubishi (http://www.dienlanhhanoi.com.vn/Dieu-hoa-theo-hang/May-lanh-Mitsubishi/8/Dieu-hoa-nhiet-do-Mitsubishi/Dieu-hoa-Mitsubishi.htm))

Sau nhiều tháng làm việc, dù đã có phin lọc bụi nhưng dàn lạnh vẫn bị bám bẩn do bề mặt dàn luôn ướt rất dễ bám bẩn. Cũng do ẩm ướt nên các chất bẩn ở đây rất dễ gây ra nấm mốc, cản trở sự lưu thông không khí. Chính vì vậy, năng suất lạnh giảm, tiêu tốn điện năng tăng và còn gây ra ồn phía trong nhà do tổn thất áp suất tăng. Dàn nóng sau nhiều tháng sử dụng cũng xảy ra hiện tượng tích tụ bụi làm cho khả năng trao đổi nhiệt và lưu lượng gió giảm.

Chính vì vậy phải định kỳ vệ sinh cả dàn nóng, dàn lạnh.

Ở những nơi bụi bẩn phải vệ sinh thường xuyên hơn và ở những nơi không khí trong sạch có thể vệ sinh ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên ít nhất mỗi năm phải vệ sinh một lần. Người sử dụng có thể tự kiểm tra xem đã cần vệ sinh chưa nhưng công việc vệ sinh này nhất thiết phải do thợ chuyên môn thực hiện.

5. Lưu ý trước khi cho máy nghỉ lâu dài

Trước khi cho máy nghỉ lâu dài (hàng tháng) cần phải:

- Cho quạt trong nhà (FAN MODE) chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng.

- Vệ sinh phin lọc gió và lắp trở lại.

- Tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa.

- Ngắt áptomát, cầu dao hoặc rút phích cắm, vì nếu để phích cắm máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W điện.

Lưu ý sau khi cho máy nghỉ lâu dài:

Sau khi cho máy nghỉ lâu dài, muốn cho máy chạy lại cần phải:

- Kiểm tra dàn nóng, giá đỡ dàn nóng… xem có bình thường không, lối gió ra và vào có bị cản trở không.

- Kiểm tra nối đất có bị đứt hỏng không.

- Kiểm tra xem nước ngưng có thông thoát không, nếu không thông thoát ra ngoài thì có thể rò rỉ trong nhà. Đôi khi có chuột, gián bò vào bịt kín lỗ thoát.