PDA

View Full Version : Phong tục cưới hỏi của Miền Bắc Việt Nam


ancungtkh
19-12-2015, 10:19 PM
Hôn nhân là việc trọng đại của cả một đời người không chỉ riêng với cô dâu và chú rể mà nó còn liên quan tới cả một dòng họ. Do vậy nó phải được chuẩn bị rất chu đáo và đầy đủ.Phong tục cưới (http://wikicuoihoi.com/category/phong-tuc-cuoi) của người Việt bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau và cùng với sự đi lên và phát triển của xã hội thì phong tục ấy vẫn được bảo tồn và phát triển. Tùy vào từng vùng miền mà các nghi thức cưới hỏi mang tính độc đáo riêng. Cùng Tạp Chí Cưới Hỏi tìm hiểu về phong tục cưới hỏi miền Bắc (http://wikicuoihoi.com/phong-tuc-cuoi-hoi-cua-mien-bac-viet-nam.html):

Ở miền Bắc về cơ bản phong tục cưới hỏi vẫn bao gồm 3 bước: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới.

- Lễ dạm ngõ ở miền Bắc:

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Hai bên gia đình chọn ngày lành tháng tốt để đi lại giao lưu và nhà trai chính thức xin phép cho chú rể đi lại với cô dâu. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn.

Trong nghi lễ dạm ngõ này thì bên nhà trai đưa sính lễ đến bên nhà gái với số lượng người không quá đông, chỉ gồm 4 người là đủ.Việc đón tiếp nhà trai cũng đơn giản và thân thiện. Nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… mời khách. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái mang lên bàn thờ gia tiên thắp hương. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

- Lễ ăn hỏi:

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi

Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.

Các mâm quả này sẽ được nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên để thắp hương cho tổ tiên.

Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.

Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

- Lễ cưới miền Bắc:

Sau khi nghi lễ ăn hỏi kết thúc thì lễ cưới sẽ được diễn ra và vào ngày lành tháng tốt như hai gia đình đã thông báo với nhau, thì nhà trai và chu rể sẽ đến rước cô dâu về nhà.

Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc áo cưới (http://aocuoi.me/) và chú rể mặc vest. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái. Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng có bài phát biểu đám cưới đồng ý cho nhà trai đón cô dâu. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai. Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc ngọt cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ góp vui.

Khi tiệc cưới kết thúc, phong tục cưới hỏi miền bắc có thêm tục lại mặt. Lễ lại mặt vẫn là một trong lễ quan trọng thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai nhà.