misssvbkh051
10-11-2017, 02:58 PM
QĐND - Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) có vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, 30% vốn cổ đông Nhà nước hiện đang gặp vướng mắc với Công ty TNHH Tân Long (Công ty Tân Long). Đối tác dù vi phạm điều khoản cả ba hợp đồng nhưng vẫn đưa ra nhiều yêu sách vô lý. Sự việc cần được giải quyết đúng pháp luật, không để thất thoát tài sản Nhà nước.
Vi phạm cả ba hợp đồng
Theo hồ sơ vụ việc, Công ty HDTC trước đây được giao làm chủ đầu tư Dự án đầu tư hạ tầng cơ sở khu đô thị mới An Phú-An Khánh. Từ năm 1999 đến 2005, HDTC ký hợp đồng liên doanh góp vốn với nhiều công ty (trong đó có Công ty Tân Long). Tuy nhiên, Công ty Tân Long chỉ góp hơn 2,1 tỷ đồng trong tổng số hơn 10,6 tỷ đồng cam kết (đạt 20%) và chiếm 1,75% tổng giá trị vốn góp 122 tỷ đồng. Đến năm 2006, HDTC phân chia lợi nhuận cho Công ty Tân Long số tiền 3,365 tỷ đồng, cao hơn quy định trong hợp đồng.
http://file.qdnd.vn/data/images/0/2017/10/30/dieuthuy/vietcuong1451.jpg?w=500Khu đất xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, năm 2003 và 2006, Công ty Tân Long còn ký hai hợp đồng khác với HDTC để chuyển nhượng hai lô đất, trị giá hơn 17 tỷ đồng nhưng công ty đều vi phạm hợp đồng, chỉ nộp được hơn 5 tỷ đồng. Cả hai hợp đồng đều ghi rõ: Nếu bên B (Tân Long) vi phạm thời hạn thanh toán thì quá thời hạn thanh toán, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng...
Năm 2008, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, HDTC tiến hành những thủ tục thanh lý các hợp đồng nhưng tranh chấp kéo dài đến cả sau khi HDTC cổ phần hóa.
Đầu năm 2016, HDTC tiến hành cổ phần hóa và ông Đinh Trường Chinh đã mua lại 70% cổ phần với tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng, trở thành Chủ tịch HĐQT của HDTC. Sau khi cổ phần hóa, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông xác định, nếu hợp đồng nào vi phạm sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng theo điều khoản quy định; hợp đồng không vi phạm sẽ đàm phán, thỏa thuận chấm dứt trên tinh thần có tình và lý, hài hòa lợi ích giữa hai bên.
Yêu sách vô lý
Công ty Tân Long từng đưa ra đề nghị vô lý, đòi thanh lý theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn với số tiền là hơn 118 tỷ đồng trong khi công ty chỉ góp 2,135 tỷ đồng, chỉ đạt 1,75% trên tổng giá trị vốn góp.
Luật sư Đinh Thị An (Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật thì các bên muốn được phân chia lợi nhuận phải góp đủ số vốn đã cam kết hoặc sẽ được phân chia lợi nhuận trên cơ sở vốn đã thực góp. Vì vậy, đòi hỏi của Công ty Tân Long là vô lý.
Ngày 6-6-2016, HDTC cũng có văn bản gửi Công ty Tân Long, đề nghị chấm dứt và thanh lý các hợp đồng. “HDTC hoàn toàn có quyền đơn phương thanh lý hợp đồng. Nhưng để hài hòa lợi ích giữa hai bên, sau khi nhận được đề nghị từ ông Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Công ty Tân Long, chúng tôi đã thống nhất với phương án mà Tân Long đề ra: Thanh toán cho Công ty Tân Long 100 tỷ đồng để thanh lý ba hợp đồng thông qua việc họ ký và gửi ba biên bản thanh lý (photo) để xác nhận. Khi HDTC thực hiện nghĩa vụ tài chính thì Tân Long sẽ ký vào ba biên bản thanh lý (bản gốc) gửi cho HDTC”, ông Đinh Trường Chinh cho biết.
http://file.qdnd.vn/data/images/0/2017/10/30/dieuthuy/vietcuong1450.jpg?w=500 Các giấy ủy nhiệm chi thể hiện rõ HDTC chuyển tiền để thanh lý ba hợp đồng.
Sau 16 lần chuyển tiền đủ 100 tỷ đồng, HDTC còn lập vi bằng ghi nhận thực trạng các lô đất và thư từ trao đổi qua email với Công ty Tân Long. Thế nhưng sau đó, ông Nguyễn Hoài Phương trả lời báo chí lại cho rằng, việc đưa ra email về thỏa thuận không loại trừ khả năng giả mạo. HDTC trả 80 tỷ thì Tân Long giao cho HDTC một hợp đồng góp vốn, còn hai lô đất thương lượng sau. Việc HDTC hai lần chuyển mỗi lần 10 tỷ là để thực hiện việc trả lãi với khoản trả trước 5 tỷ của Tân Long.
Ông Đinh Trường Chinh khẳng định những thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Nghiên cứu nội dung vi bằng do Văn phòng Thừa Phát Lại quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) lập ngày 12-9-2017, phóng viên thấy đã thể hiện rất rõ các email do bà Lê Thị Hồng Nga giao dịch với đại diện Công ty Tân Long là ông Nguyễn Văn Phùng để chuyển cho ông Nguyễn Hoài Phương. Các email này nêu rất rõ nội dung chuyển tiền để thanh lý ba hợp đồng.
Tại các chứng từ thanh toán cho Công ty Tân Long của HDTC với 16 lần chuyển tiền, nội dung giao dịch đều ghi rõ: “Thanh toán theo biên bản thanh lý hợp đồng số 184/BBTLHĐ-HDTC/2017; 185/BBTLHĐ-HDTC/2017; 186/BBTLHĐ-HDTC/2017, như vậy là thể hiện thanh lý cho ba hợp đồng khác nhau chứ không phải chỉ cho một hợp đồng.
Sẽ khởi kiện
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, đại diện Công ty HDTC cho rằng, hành vi trên đã phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông đầu tư vào HDTC, gây cản trở cho việc điều chỉnh quy hoạch, làm chậm tiến độ dự án đang triển khai trên một khu đất vàng hấp dẫn của TP Hồ Chí Minh.
“Với vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, việc Tân Long gây ra sẽ khiến HDTC thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi tháng, thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các cổ đông đầu tư vào HDTC, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn Nhà nước (hiện chiếm 30% tại Công ty HDTC). HDTC sẽ khởi kiện Công ty Tân Long để yêu cầu đền bù những tổn thất”-lãnh đạo HDTC cho biết.
Xung quanh sự việc này, một cán bộ Kiểm toán Nhà nước cho biết, Công ty HDTC dù đã cổ phần hóa nhưng có 30% vốn cổ đông Nhà nước nên phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về tài chính. Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2008 đã nêu rõ, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, HDTC phải nhanh chóng thanh lý các hợp đồng liên doanh góp vốn và không được chia thêm bất cứ khoản lợi nhuận nào cho các đối tác liên doanh góp vốn.
Vì vậy, sự việc giữa hai công ty cần được giải quyết một cách nghiêm túc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không được làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước chiếm 30% vốn góp.
Trích Quân Đội Nhân Dân.
Vi phạm cả ba hợp đồng
Theo hồ sơ vụ việc, Công ty HDTC trước đây được giao làm chủ đầu tư Dự án đầu tư hạ tầng cơ sở khu đô thị mới An Phú-An Khánh. Từ năm 1999 đến 2005, HDTC ký hợp đồng liên doanh góp vốn với nhiều công ty (trong đó có Công ty Tân Long). Tuy nhiên, Công ty Tân Long chỉ góp hơn 2,1 tỷ đồng trong tổng số hơn 10,6 tỷ đồng cam kết (đạt 20%) và chiếm 1,75% tổng giá trị vốn góp 122 tỷ đồng. Đến năm 2006, HDTC phân chia lợi nhuận cho Công ty Tân Long số tiền 3,365 tỷ đồng, cao hơn quy định trong hợp đồng.
http://file.qdnd.vn/data/images/0/2017/10/30/dieuthuy/vietcuong1451.jpg?w=500Khu đất xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, năm 2003 và 2006, Công ty Tân Long còn ký hai hợp đồng khác với HDTC để chuyển nhượng hai lô đất, trị giá hơn 17 tỷ đồng nhưng công ty đều vi phạm hợp đồng, chỉ nộp được hơn 5 tỷ đồng. Cả hai hợp đồng đều ghi rõ: Nếu bên B (Tân Long) vi phạm thời hạn thanh toán thì quá thời hạn thanh toán, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng...
Năm 2008, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, HDTC tiến hành những thủ tục thanh lý các hợp đồng nhưng tranh chấp kéo dài đến cả sau khi HDTC cổ phần hóa.
Đầu năm 2016, HDTC tiến hành cổ phần hóa và ông Đinh Trường Chinh đã mua lại 70% cổ phần với tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng, trở thành Chủ tịch HĐQT của HDTC. Sau khi cổ phần hóa, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông xác định, nếu hợp đồng nào vi phạm sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng theo điều khoản quy định; hợp đồng không vi phạm sẽ đàm phán, thỏa thuận chấm dứt trên tinh thần có tình và lý, hài hòa lợi ích giữa hai bên.
Yêu sách vô lý
Công ty Tân Long từng đưa ra đề nghị vô lý, đòi thanh lý theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn với số tiền là hơn 118 tỷ đồng trong khi công ty chỉ góp 2,135 tỷ đồng, chỉ đạt 1,75% trên tổng giá trị vốn góp.
Luật sư Đinh Thị An (Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật thì các bên muốn được phân chia lợi nhuận phải góp đủ số vốn đã cam kết hoặc sẽ được phân chia lợi nhuận trên cơ sở vốn đã thực góp. Vì vậy, đòi hỏi của Công ty Tân Long là vô lý.
Ngày 6-6-2016, HDTC cũng có văn bản gửi Công ty Tân Long, đề nghị chấm dứt và thanh lý các hợp đồng. “HDTC hoàn toàn có quyền đơn phương thanh lý hợp đồng. Nhưng để hài hòa lợi ích giữa hai bên, sau khi nhận được đề nghị từ ông Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Công ty Tân Long, chúng tôi đã thống nhất với phương án mà Tân Long đề ra: Thanh toán cho Công ty Tân Long 100 tỷ đồng để thanh lý ba hợp đồng thông qua việc họ ký và gửi ba biên bản thanh lý (photo) để xác nhận. Khi HDTC thực hiện nghĩa vụ tài chính thì Tân Long sẽ ký vào ba biên bản thanh lý (bản gốc) gửi cho HDTC”, ông Đinh Trường Chinh cho biết.
http://file.qdnd.vn/data/images/0/2017/10/30/dieuthuy/vietcuong1450.jpg?w=500 Các giấy ủy nhiệm chi thể hiện rõ HDTC chuyển tiền để thanh lý ba hợp đồng.
Sau 16 lần chuyển tiền đủ 100 tỷ đồng, HDTC còn lập vi bằng ghi nhận thực trạng các lô đất và thư từ trao đổi qua email với Công ty Tân Long. Thế nhưng sau đó, ông Nguyễn Hoài Phương trả lời báo chí lại cho rằng, việc đưa ra email về thỏa thuận không loại trừ khả năng giả mạo. HDTC trả 80 tỷ thì Tân Long giao cho HDTC một hợp đồng góp vốn, còn hai lô đất thương lượng sau. Việc HDTC hai lần chuyển mỗi lần 10 tỷ là để thực hiện việc trả lãi với khoản trả trước 5 tỷ của Tân Long.
Ông Đinh Trường Chinh khẳng định những thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Nghiên cứu nội dung vi bằng do Văn phòng Thừa Phát Lại quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) lập ngày 12-9-2017, phóng viên thấy đã thể hiện rất rõ các email do bà Lê Thị Hồng Nga giao dịch với đại diện Công ty Tân Long là ông Nguyễn Văn Phùng để chuyển cho ông Nguyễn Hoài Phương. Các email này nêu rất rõ nội dung chuyển tiền để thanh lý ba hợp đồng.
Tại các chứng từ thanh toán cho Công ty Tân Long của HDTC với 16 lần chuyển tiền, nội dung giao dịch đều ghi rõ: “Thanh toán theo biên bản thanh lý hợp đồng số 184/BBTLHĐ-HDTC/2017; 185/BBTLHĐ-HDTC/2017; 186/BBTLHĐ-HDTC/2017, như vậy là thể hiện thanh lý cho ba hợp đồng khác nhau chứ không phải chỉ cho một hợp đồng.
Sẽ khởi kiện
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, đại diện Công ty HDTC cho rằng, hành vi trên đã phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông đầu tư vào HDTC, gây cản trở cho việc điều chỉnh quy hoạch, làm chậm tiến độ dự án đang triển khai trên một khu đất vàng hấp dẫn của TP Hồ Chí Minh.
“Với vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, việc Tân Long gây ra sẽ khiến HDTC thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi tháng, thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các cổ đông đầu tư vào HDTC, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn Nhà nước (hiện chiếm 30% tại Công ty HDTC). HDTC sẽ khởi kiện Công ty Tân Long để yêu cầu đền bù những tổn thất”-lãnh đạo HDTC cho biết.
Xung quanh sự việc này, một cán bộ Kiểm toán Nhà nước cho biết, Công ty HDTC dù đã cổ phần hóa nhưng có 30% vốn cổ đông Nhà nước nên phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về tài chính. Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2008 đã nêu rõ, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, HDTC phải nhanh chóng thanh lý các hợp đồng liên doanh góp vốn và không được chia thêm bất cứ khoản lợi nhuận nào cho các đối tác liên doanh góp vốn.
Vì vậy, sự việc giữa hai công ty cần được giải quyết một cách nghiêm túc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không được làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước chiếm 30% vốn góp.
Trích Quân Đội Nhân Dân.