kimhoa13032017
21-03-2020, 11:16 AM
Với ý đồ “cố đấm ăn xôi”, quyết tâm đến cùng thực hiện kiếm lời lớn từ đất công sản, dù Công ty Kim Oanh (http://m.tinmoitruong.vn/doanh-nghiep-den/chi-trich-tinh-binh-duong-lam-sai--cong-ty-kim-oanh-muon--co-dam-an-xoi--o-kdt-tan-phu---phan-2_38_57204_1.html)có thông qua một tờ báo để để lên tiếng chỉ trích, quy chụp đổ lỗi và “doạ dẫm” khởi kiện tỉnh Bình Dương, nhưng sự thật, bản chất sai phạm của phi vụ chuyển nhượng 43ha đất công tại KĐT Tân Phú đã được tỉnh Bình Dương chỉ rõ, đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Dương cũng đã khởi tố vụ án
http://www.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/BD%207.png
Sự việc sai phạm tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT Bình Dương) đã được hàng loạt tờ báo phanh phui, đưa ra ánh sáng với những bằng cụ thể và tỉnh Bình Dương cũng nhanh chóng vào cuộc xác minh làm rõ. Sai phạm trong phi vụ chuyển nhượng 43ha “đất vàng” công sản tại dự án KĐT Tân Phú của TCT Bình Dương 3-2 đã được chỉ ra, nghiêm trọng đến mức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phải tức tốc yêu cầu cơ quan công an vào cuộc khởi tố, điều tra.
Như thông tin từ tỉnh Bình Dương và chứng cứ mà báo chí có được, các sai phạm liên quan đến khu đất 43ha- dự án KĐT Tân Phú, mà TCT Bình Dương đã cố tình qua mặt Đảng uỷ và Chính quyền tỉnh Bình Dương để “dâng” về tay DN tư nhân với giá rẻ mạt đã được chỉ rõ.
“Giá chuyển nhượng khu đất 43ha chưa bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng”, đại diện Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định về những sai phạm tại TCT Bình Dương liên quan đến việc bán rẻ khu đất công 43ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú, thuộc Kim Oanh Group) để thực hiện dự án Khu Đô thị thương mại và Dịch vụ Tân Phú (KĐT Tân Phú).
Ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương cho biết, TCT Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy quản lý và được UBND tỉnh Bình Dương giao hơn 43ha đất để xây dựng Khu đô thị Tân Phú nằm trong khu đất dịch vụ Khu liên hợp Bình Dương có diện tích 563,24ha. Nguồn vốn chủ yếu để thực hiện hợp đồng đền bù giải phóng mặt bằng khu đất 43ha này là từ nguồn vốn lưu động và nguồn vốn tự chủ trong kinh doanh của đơn vị, mà tại thời điểm này, công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau đó được cấp thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (năm 2012).
Như vậy, quyền sử dụng khu đất 43ha là tài sản của TCT Bình Dương, trong khi đó Tỉnh ủy Bình Dương là chủ sở hữu TCT Bình Dương, do đó tài sản của TCT Bình Dương cũng chính là tài sản của Nhà nước.
Về việc TCT Bình Dương với Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc thành lập liên doanh là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú), Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương khẳng định: việc thành lập công ty liên doanh và kinh doanh dự án của TCT Bình Dương có một số thiếu sót và không đúng với chủ trương của Tỉnh uỷ.
Cụ thể, về vấn đề thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận liên doanh: Ngày 1/7/2010, TCT Bình Dương đã thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận liên doanh trước ngày HĐQT của TCT Bình Dương họp và ngày 8/7/2010 ra nghị quyết trước khi có chủ trương của đơn vị chủ sở hữu là Tỉnh ủy Bình Dương (ngày 17/8/2010).
Đối với hợp đồng thỏa thuận liên doanh ký ngày 1/7/2010, trong đó hợp đồng có bao hàm các nội dung thỏa thuận việc xác định giá đất và chuyển giao quyền sử dụng khu đất 43ha sang Công ty Tân Phú là chưa đúng với chủ trương, tinh thần hợp tác, góp vốn của Tỉnh ủy Bình Dương (tại Công văn số 1830-CV/ TU ngày 17/8/2010 là góp vốn bằng tiền).
TCT Bình Dương cũng đã báo cáo không đầy đủ và rõ ràng cho chủ sở hữu và cấp thẩm quyền về vấn đề tổng số vốn đã đầu tư ra ngoài khi xin thành lập liên doanh mới. Việc đầu tư 60 tỷ đồng góp vốn thành lập Công ty Tân Phú là không bảo đảm phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tiến độ góp vốn của các công ty là không bảo đảm đúng như cam kết thỏa thuận liên doanh. Việc thực hiện góp vốn có gián đoạn khoảng thời gian gần 6 năm (từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2017 mới thực hiện xong). Thực tế cho thấy các công ty góp vốn vào Công ty Tân Phú không phải để triển khai đầu tư dự án khu nhà ở trên khu đất 43ha như chủ trương của Tỉnh ủy cho phép và cam kết của các công ty, mà dùng toàn bộ số vốn góp được để trả tiền bồi thường, đền bù đất đai cho TCT Bình Dương.
Cũng theo đại diện Tỉnh uỷ Bình Dương, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 8/12/2016 khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú đã không tuân thủ theo trình tự, thủ tục về xác định giá trị đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
*Đã khởi tố vụ án để làm rõ hành vi làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng
Tỉnh uỷ Bình Dương khẳng định, việc chuyển nhượng khu đất 43ha tại thời điểm tháng 12/2016 nhưng lại định giá theo thời điểm ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh năm 2010 là 570.000 đồng/m2, tổng số tiền chuyển nhượng là 250,110 tỷ đồng, thấp hơn giá đất UBND tỉnh ban hành năm 2016 là 125,195 tỷ đồng. Như vậy, về giá chuyển nhượng khu đất 43ha này thực hiện chưa bảo đảm nguyên tắc thị trường, không công khai, minh bạch, qua đó đã làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cũng có nhiều dấu hiệu làm trái. Cụ thể, theo quy định thì “việc chuyển nhượng vốn Nhà nước có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai”. TCT Bình Dương đã thuê các đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp (trong đó có giá trị đất 43ha), tuy nhiên kết quả xác định giá trị này chưa được Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định theo Luật Đất đai năm 2013.
Theo báo cáo TCT Bình Dương lên Thường trực Tỉnh uỷ, việc chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú liên doanh là để thực hiện dự án, nhưng chỉ sau 3 tháng (ngày 13/3/2017) TCT Bình Dương có Công văn số 39/TCTY gửi Thường trực Tỉnh ủy xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp của TCT Bình Dương cho Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc theo phương thức thỏa thuận dựa trên cơ sở giá thẩm định của các đơn vị thẩm định giá có chức năng.
Như vậy, TCT Bình Dương xin góp góp vốn thành lập liên doanh để thực hiện dự án, nhưng thực tế đã không triển khai dự án theo đúng chủ trương của tỉnh mà đã chuyển nhượng đất và chuyển nhượng vốn góp vào liên doanh để thu lợi nhuận. Việc thực hiện này là không đúng với mục đích chủ trương tại Công văn số 1830-CV/TU ngày 17/8/2010 cũng như Công văn số 477- CV/TU ngày 29/8/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về việc cho chủ trương tiếp tục thực hiện liên doanh góp vốn.
Cuối năm 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho hay, sau thời gian thanh tra tỉnh thanh tra ra nhiều sai phạm, Tỉnh ủy Bình Dương quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an để điều tra làm rõ vụ TCT Bình Dương chuyển nhượng khu đất 43 ha hiện đang là dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ Tân Phú.
Cũng vào cuối năm 2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án vụ chuyển nhượng 43 ha đất công nói trên, để làm rõ hành vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, liên quan việc chuyển nhượng đất, vốn góp của TCT Bình Dương.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương cho hay, đây là vụ án quan trọng, thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo nên các cơ quan liên quan phải có báo Tỉnh ủy trước khi khởi tố, phê chuẩn khởi tố bị can. Một nguồn tin cũng cho hay Bộ Công an cũng theo dõi, thu thập hồ sơ về vụ việc.
Sai phạm liên quan đến “phi vụ” chuyển nhượng 43ha đất công tại dự án KĐT Tân Phú đã rõ, cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương vào cuộc thanh tra, xác minh, hiện đang bị cơ quan công an khởi tố, điều tra. Thế nhưng, Chủ đầu tư mới của KĐT 43ha này là Công ty Kim Oanh vẫn ngoan cố chống chế, thông qua một tờ báo kịch liệt lên tiếng chỉ trích Tỉnh uỷ và chính quyền tỉnh Bình Dương hòng lấp liếm sai phạm trong giao dịch chuyển nhượng đất công, để cố giữ lấy đất “vàng” công sản. Động thái này của Công ty Kim Oanh một lần nữa cho thấy ý đồ bất tuân luật pháp và xem thường chính quyền.
Đồng thời, khiến dư luận xã hội không khỏi hoài nghi về hình ảnh của một doanh nghiệp chuyên “thâu tóm”, trục lợi trên những dự án BĐS có yếu tố đất công sản. Điều đó không phải là không có cơ sở, khi các công ty thành viên của thương hiệu Kim Oanh Group liên tiếp dính đến nhiều “lùm xùm” về đất công trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: bị cơ quan chức năng “tuý còi”, khách hàng tố cáo vì bán đất công ích tại dự án Mỹ Phước 4; Bỏ tiền đấu giá “thâu tóm” luôn gần 30ha đất nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, tại dự án KDC Hoà Lân; hay mới đây nhất là việc thâu tóm Công ty Nam Kim (chủ sở hữu KCN Phú Tân), rồi lập tức đem KCN này “cắm” cho ngân hàng OCB để vay hơn một ngàn tỷ đồng…
Với cách làm ăn mà nhiều người ngao ngán cho rằng “đụng đâu sai đó”, thì việc “thiệt hại nặng nề bậc nhất là uy tín, danh dự, nguồn khách hàng… Ngân hàng bây giờ cũng ngại cho chúng tôi vay. Rồi chịu những chuyện thưa kiện tố cáo, còn khiến địa phương cũng rất ngại gặp gỡ doanh nghiệp chúng tôi. Nhiều dự án của chúng tôi đều bị “đứng”, cả mới lẫn cũ””, như lời than vãn trên mặt báo của bà Đặng Thị Kim Oanh (người đứng đầu Công ty Kim Oanh), là điều không thể tránh khỏi.
Thiết nghĩ, cơ quan Công an tỉnh Bình Dương cần sớm đưa ra kết luận điều tra, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm tại TCT Bình Dương, để hoàn thiện thủ tục tố tụng, để vụ án “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” sớm được ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, nghiêm trị những kẻ lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm làm thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhà nước. Đồng thời, thể hiện quyết tâm ngăn chặn những ý đồ trục lợi từ công sản của những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu cơ hội, bất chính.
http://www.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/BD%207.png
Sự việc sai phạm tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT Bình Dương) đã được hàng loạt tờ báo phanh phui, đưa ra ánh sáng với những bằng cụ thể và tỉnh Bình Dương cũng nhanh chóng vào cuộc xác minh làm rõ. Sai phạm trong phi vụ chuyển nhượng 43ha “đất vàng” công sản tại dự án KĐT Tân Phú của TCT Bình Dương 3-2 đã được chỉ ra, nghiêm trọng đến mức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phải tức tốc yêu cầu cơ quan công an vào cuộc khởi tố, điều tra.
Như thông tin từ tỉnh Bình Dương và chứng cứ mà báo chí có được, các sai phạm liên quan đến khu đất 43ha- dự án KĐT Tân Phú, mà TCT Bình Dương đã cố tình qua mặt Đảng uỷ và Chính quyền tỉnh Bình Dương để “dâng” về tay DN tư nhân với giá rẻ mạt đã được chỉ rõ.
“Giá chuyển nhượng khu đất 43ha chưa bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng”, đại diện Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định về những sai phạm tại TCT Bình Dương liên quan đến việc bán rẻ khu đất công 43ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú, thuộc Kim Oanh Group) để thực hiện dự án Khu Đô thị thương mại và Dịch vụ Tân Phú (KĐT Tân Phú).
Ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương cho biết, TCT Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy quản lý và được UBND tỉnh Bình Dương giao hơn 43ha đất để xây dựng Khu đô thị Tân Phú nằm trong khu đất dịch vụ Khu liên hợp Bình Dương có diện tích 563,24ha. Nguồn vốn chủ yếu để thực hiện hợp đồng đền bù giải phóng mặt bằng khu đất 43ha này là từ nguồn vốn lưu động và nguồn vốn tự chủ trong kinh doanh của đơn vị, mà tại thời điểm này, công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau đó được cấp thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (năm 2012).
Như vậy, quyền sử dụng khu đất 43ha là tài sản của TCT Bình Dương, trong khi đó Tỉnh ủy Bình Dương là chủ sở hữu TCT Bình Dương, do đó tài sản của TCT Bình Dương cũng chính là tài sản của Nhà nước.
Về việc TCT Bình Dương với Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc thành lập liên doanh là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú), Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương khẳng định: việc thành lập công ty liên doanh và kinh doanh dự án của TCT Bình Dương có một số thiếu sót và không đúng với chủ trương của Tỉnh uỷ.
Cụ thể, về vấn đề thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận liên doanh: Ngày 1/7/2010, TCT Bình Dương đã thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận liên doanh trước ngày HĐQT của TCT Bình Dương họp và ngày 8/7/2010 ra nghị quyết trước khi có chủ trương của đơn vị chủ sở hữu là Tỉnh ủy Bình Dương (ngày 17/8/2010).
Đối với hợp đồng thỏa thuận liên doanh ký ngày 1/7/2010, trong đó hợp đồng có bao hàm các nội dung thỏa thuận việc xác định giá đất và chuyển giao quyền sử dụng khu đất 43ha sang Công ty Tân Phú là chưa đúng với chủ trương, tinh thần hợp tác, góp vốn của Tỉnh ủy Bình Dương (tại Công văn số 1830-CV/ TU ngày 17/8/2010 là góp vốn bằng tiền).
TCT Bình Dương cũng đã báo cáo không đầy đủ và rõ ràng cho chủ sở hữu và cấp thẩm quyền về vấn đề tổng số vốn đã đầu tư ra ngoài khi xin thành lập liên doanh mới. Việc đầu tư 60 tỷ đồng góp vốn thành lập Công ty Tân Phú là không bảo đảm phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tiến độ góp vốn của các công ty là không bảo đảm đúng như cam kết thỏa thuận liên doanh. Việc thực hiện góp vốn có gián đoạn khoảng thời gian gần 6 năm (từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2017 mới thực hiện xong). Thực tế cho thấy các công ty góp vốn vào Công ty Tân Phú không phải để triển khai đầu tư dự án khu nhà ở trên khu đất 43ha như chủ trương của Tỉnh ủy cho phép và cam kết của các công ty, mà dùng toàn bộ số vốn góp được để trả tiền bồi thường, đền bù đất đai cho TCT Bình Dương.
Cũng theo đại diện Tỉnh uỷ Bình Dương, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 8/12/2016 khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú đã không tuân thủ theo trình tự, thủ tục về xác định giá trị đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
*Đã khởi tố vụ án để làm rõ hành vi làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng
Tỉnh uỷ Bình Dương khẳng định, việc chuyển nhượng khu đất 43ha tại thời điểm tháng 12/2016 nhưng lại định giá theo thời điểm ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh năm 2010 là 570.000 đồng/m2, tổng số tiền chuyển nhượng là 250,110 tỷ đồng, thấp hơn giá đất UBND tỉnh ban hành năm 2016 là 125,195 tỷ đồng. Như vậy, về giá chuyển nhượng khu đất 43ha này thực hiện chưa bảo đảm nguyên tắc thị trường, không công khai, minh bạch, qua đó đã làm thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cũng có nhiều dấu hiệu làm trái. Cụ thể, theo quy định thì “việc chuyển nhượng vốn Nhà nước có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai”. TCT Bình Dương đã thuê các đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp (trong đó có giá trị đất 43ha), tuy nhiên kết quả xác định giá trị này chưa được Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định theo Luật Đất đai năm 2013.
Theo báo cáo TCT Bình Dương lên Thường trực Tỉnh uỷ, việc chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú liên doanh là để thực hiện dự án, nhưng chỉ sau 3 tháng (ngày 13/3/2017) TCT Bình Dương có Công văn số 39/TCTY gửi Thường trực Tỉnh ủy xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp của TCT Bình Dương cho Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc theo phương thức thỏa thuận dựa trên cơ sở giá thẩm định của các đơn vị thẩm định giá có chức năng.
Như vậy, TCT Bình Dương xin góp góp vốn thành lập liên doanh để thực hiện dự án, nhưng thực tế đã không triển khai dự án theo đúng chủ trương của tỉnh mà đã chuyển nhượng đất và chuyển nhượng vốn góp vào liên doanh để thu lợi nhuận. Việc thực hiện này là không đúng với mục đích chủ trương tại Công văn số 1830-CV/TU ngày 17/8/2010 cũng như Công văn số 477- CV/TU ngày 29/8/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về việc cho chủ trương tiếp tục thực hiện liên doanh góp vốn.
Cuối năm 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho hay, sau thời gian thanh tra tỉnh thanh tra ra nhiều sai phạm, Tỉnh ủy Bình Dương quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an để điều tra làm rõ vụ TCT Bình Dương chuyển nhượng khu đất 43 ha hiện đang là dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ Tân Phú.
Cũng vào cuối năm 2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án vụ chuyển nhượng 43 ha đất công nói trên, để làm rõ hành vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, liên quan việc chuyển nhượng đất, vốn góp của TCT Bình Dương.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương cho hay, đây là vụ án quan trọng, thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo nên các cơ quan liên quan phải có báo Tỉnh ủy trước khi khởi tố, phê chuẩn khởi tố bị can. Một nguồn tin cũng cho hay Bộ Công an cũng theo dõi, thu thập hồ sơ về vụ việc.
Sai phạm liên quan đến “phi vụ” chuyển nhượng 43ha đất công tại dự án KĐT Tân Phú đã rõ, cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương vào cuộc thanh tra, xác minh, hiện đang bị cơ quan công an khởi tố, điều tra. Thế nhưng, Chủ đầu tư mới của KĐT 43ha này là Công ty Kim Oanh vẫn ngoan cố chống chế, thông qua một tờ báo kịch liệt lên tiếng chỉ trích Tỉnh uỷ và chính quyền tỉnh Bình Dương hòng lấp liếm sai phạm trong giao dịch chuyển nhượng đất công, để cố giữ lấy đất “vàng” công sản. Động thái này của Công ty Kim Oanh một lần nữa cho thấy ý đồ bất tuân luật pháp và xem thường chính quyền.
Đồng thời, khiến dư luận xã hội không khỏi hoài nghi về hình ảnh của một doanh nghiệp chuyên “thâu tóm”, trục lợi trên những dự án BĐS có yếu tố đất công sản. Điều đó không phải là không có cơ sở, khi các công ty thành viên của thương hiệu Kim Oanh Group liên tiếp dính đến nhiều “lùm xùm” về đất công trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: bị cơ quan chức năng “tuý còi”, khách hàng tố cáo vì bán đất công ích tại dự án Mỹ Phước 4; Bỏ tiền đấu giá “thâu tóm” luôn gần 30ha đất nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, tại dự án KDC Hoà Lân; hay mới đây nhất là việc thâu tóm Công ty Nam Kim (chủ sở hữu KCN Phú Tân), rồi lập tức đem KCN này “cắm” cho ngân hàng OCB để vay hơn một ngàn tỷ đồng…
Với cách làm ăn mà nhiều người ngao ngán cho rằng “đụng đâu sai đó”, thì việc “thiệt hại nặng nề bậc nhất là uy tín, danh dự, nguồn khách hàng… Ngân hàng bây giờ cũng ngại cho chúng tôi vay. Rồi chịu những chuyện thưa kiện tố cáo, còn khiến địa phương cũng rất ngại gặp gỡ doanh nghiệp chúng tôi. Nhiều dự án của chúng tôi đều bị “đứng”, cả mới lẫn cũ””, như lời than vãn trên mặt báo của bà Đặng Thị Kim Oanh (người đứng đầu Công ty Kim Oanh), là điều không thể tránh khỏi.
Thiết nghĩ, cơ quan Công an tỉnh Bình Dương cần sớm đưa ra kết luận điều tra, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm tại TCT Bình Dương, để hoàn thiện thủ tục tố tụng, để vụ án “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” sớm được ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, nghiêm trị những kẻ lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm làm thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng tài sản của nhà nước. Đồng thời, thể hiện quyết tâm ngăn chặn những ý đồ trục lợi từ công sản của những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu cơ hội, bất chính.