PDA

View Full Version : Nông dân trồng mía Tây Ninh đồng loạt kiện TTC vi phạm hợp đồng


kimhoa13032017
16-11-2020, 03:37 PM
Chỉ thị số 28/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14-7-2020, về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, đã nêu rõ: “Ngành mía đường cần tận dụng triệt để các lợi thế để phát huy năng lực, như: Các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và bà con nông dân luôn quyết tâm giữ ổn định và phát triển mía đường”. Thế nhưng mục tiêu này có bảo đảm phát huy khi trong thực tế người trồng mía vẫn có nguy cơ bị “bỏ rơi” ngay trong cuộc “bắt tay” hợp tác với doanh nghiệp sản xuất (?).

Kỳ 1: Vỡ nợ vì giá mía

Thấp thỏm chờ giá mía

Đầu tháng 11, sau hơn một năm, chúng tôi trở lại Tây Ninh, nơi từng được gọi là “thủ phủ” mía đường của cả nước. Nắng rám cuối mùa mưa vùng Đông Nam Bộ vẫn không xua được nỗi thấp thỏm của người trồng mía khi chỉ một tháng nữa là vào vụ ép, nhưng nhà máy đường vẫn chưa chính thức báo giá thu mua. Phó Chủ tịch Thường trực Hội người trồng mía Tây Ninh Nguyễn Đăng Thuận lo lắng: “Tình hình này người dân sẽ bỏ hết mía”.

https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2020/11/12/231-1605156551712.jpg

Tây Ninh được coi là “thủ phủ” mía đường vì thời kỳ cao điểm, có năm tỉnh này có đến gần 40 nghìn ha đất trồng mía. Nhưng năm nay diện tích mía của người dân trong tỉnh đã xuống giống được nhà máy của Công ty CP Thành Thành Công (https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi-phongsu/mia-dang-624203/) - Biên Hòa (TTC - Biên Hòa) ký kết thu mua khoảng 2.300 ha.

Theo thống kê của Hội người trồng mía Tây Ninh, diện tích mía đã được đầu tư, bao tiêu hơn 12 nghìn ha. Trong đó, đầu tư trong tỉnh hơn 6.000 ha (khoảng 2.300 ha từ phía người dân, còn lại là các nông trường và đất nhà máy ký kết với địa phương lân cận); và niên vụ 2018 - 2019, nhà máy đường đã ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu mía ước chỉ bằng 92,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Thuận phán đoán: “Diện tích mía tại Tây Ninh sẽ tiếp tục giảm và người dân chủ yếu chuyển sang trồng mì hoặc lúa, thu nhập ổn định hơn trồng mía”.

Người trồng mía thấp thỏm chờ giá mía vụ mới cũng là chuyện không mấy ngạc nhiên. Bởi bài học về giá mía từ niên vụ 2018 - 2019 vẫn còn đó. Trong vụ mía 2016 - 2017, hàng loạt người trồng mía Tây Ninh ký hợp đồng với TTC - Biên Hòa ba vụ liên tiếp, được cam kết “giá thu mua mía bảo hiểm thấp nhất là 900 nghìn đồng/tấn mía có chữ đường 10 CCS, chưa bao gồm phí vận chuyển”. Nhưng đến đầu vụ chế biến 2018 - 2019 nhà máy thông báo giá mía chỉ có… 700 nghìn đồng/tấn. Với giá này, người trồng mía Tây Ninh lỗ nặng. Có những hộ sau khi đã cân toàn bộ mía cho nhà máy, cuối vụ cộng lại vẫn thiếu đến hơn 5 tỷ đồng (chưa kể tiền vay ngoài). Có hộ diện tích trồng mía đến hàng trăm ha nhưng từ hệ lụy giá mía, dẫn đến phá sản, vỡ nợ, bỏ đi làm thuê ở nơi khác.

Với hợp đồng ký 3 năm - phù hợp chu kỳ đầu tư, phát triển của cây mía và giá 900 nghìn đồng/tấn, người dân mới có lãi và có thể tập trung phát triển diện tích trồng mía. Nếu biết trước giá ép vụ 2018 - 2019 từ đầu, chắc chắn người dân sẽ chuyển hết sang trồng mì hoặc lúa.

Ông Thuận cho biết: “Do việc cắt bớt các khoản hỗ trợ, đầu tư của nhà máy trong mấy vụ gần đây nên năm nay giá mía thu mua tối thiểu phải 900 nghìn đồng/tấn đối với mía trồng trong nước, chữ đường đạt tối thiểu 9 CCS thì người trồng mía mới “có ăn” chút đỉnh. Đó là giá dành cho những hộ có diện tích mía lớn hàng trăm ha, được đầu tư cơ giới hóa đồng bộ. Còn với hộ đơn lẻ vài ha thì giá phải trên một triệu đồng/tấn”.