RUBY là một trong những loại đá quý hiếm trong suốt hàng ngàn năm qua, được gọi tên là Hồng ngọc hay đá đỏ. Ngày nay, RUBY càng có giá trị hơn và thuộc top đá quý chất lượng nhất.
Lịch sử và truyền thuyết của RUBY
Theo ngôn ngữ Sanskrit cổ (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ), RUBY gọi là ratnaraj, nghĩa là "Vua đá quý". Ở nước Miến điện cổ (nay là Mianmar), các chiến binh đeo RUBY để làm cho họ bất khả chiến bại. Trong kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức thì được xem "quý giá hơn đá RUBY".
Người Mỹ cho là RUBY giúp con người có lòng đam mê và dũng cảm, và họ dùng RUBY làm đá quý mừng sinh nhật trong tháng 7. Ngoài ra nó còn dùng cho kỷ niệm lễ cưới 15 năm hoặc 40 năm. Năng lượng của RUBY rất lớn, mạnh mẽ, "RUBY ngọc" có giá rất cao bởi cấp độ trong suốt, "RUBY đá" giá cả vừa phải, số lượng cũng nhiều hơn.
Màu đẹp nhất của RUBY là đỏ mạnh tươi cho đến đỏ hơi phớt tím. Đó phớt tím thường được xem là đẹp hơn đỏ phớt cam. Các nhà địa chất và đặt biệt là các nhà chế tác đá quý đã đồng tình đánh giá: đá đỏ là loại quý số 1, Emơrốt (emerald) là loại đá quý số 2, còn kim cương chỉ đứng hàng thứ 3. Thêm vào đó giá trị của RUBY còn phụ thuộc vào độ lớn của nó. D91 đỏ hay còn gọi là Hồng ngọc, đúng tiêu chuẩn quốc tế phải đạt trọng lượng từ 1 cara (1 cara = 0.2gram) trở lên.
Loại đá đỏ tuyệt vời 1 cara trở lên có giá trị hơn 2 lần kim cương tuyệt vời có cùng trọng lượng. Nói 1 cách dí dỏm, viên Hồng ngọc bằng đầu ngón tay nặng khoảng 0.6 gram có trị giá hơn 4 ký lô vàng ròng 99.99.
Ở Việt Nam ta có câu tục ngữ "có tiền mua tiên cũng được". Ta tưởng rằng câu này đúng với mọi trường hợp trên đời. Nhưng không phải vậy, đặc biệt là đồi với RUBY. Có nhiều khi, nhiều lúc, ở nhiều nơi không phải có tiền là mua được ngay RUBY loại tốt.
Kinh nghiệm thị trường trong nước và đặc biệt là nước ngoài cho biết: có tiền chỉ mua được kim cương và vàng. Càng có nhiều tiền càng dễ kiếm những viên kim cương to và tuyệt hảo. Riêng với đá đỏ - Hồng ngọc - RUBY thì khác: có tiền chưa chắc có RUBY đẹp mắt và tuyệt vời và như đã thành quy luật: ta càng kiếm RUBY đắt giá là càng khó khăn để lùng ra nó.
Câu chuyện của RUBY
Mùa thu - 1987, rộ lên việc phát hiện và đào bới đá đỏ (RUBY) ở Lục Yên ( Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An).
Hàng nghìn người từ các địa phương khác nhau trong nước đua nhau kéo đến Quỳ Châu để tìm kiếm đào bới RUBY, mong gặp vận may đổi đời. và nhiều cảnh ngộ bi lụy đã xảy ra. một số người bỗng chốc giàu lên nhờ RUBY, nhưng có hàng trăm người tiền mất tật mang, khuynh gia bại sản, thậm chí bỏ mạng cũng vì đá đỏ
Trong dân gian đả có nhiều bài ca đá đỏ rất bi lụy, cảm động, phản ảnh cuộc mưu sinh vì đá đỏ đầy phiêu lưu mạo hiểm.
Việc phát hiện thấy RUBY ở Việt Nam là một sự kiện quốc tế của thế giới Ngọc học.
các nhà nghiên cứu và cả các thương gia nước ngoài, đặt biệt là các thương gia Thái Lan đã tới tấp bay sang Việt Nam, đến tận Lục Yên và Quỳ Châu để nghiên cứu và lùng sục RUBY.
Tạp chí Ngọc học của Hoa Kỳ - một tạp chí danh tiếng về đá ngọc đã đăng bài về phát hiện RUBY ở Việt Nam và đánh giá RUBY Việt Nam có chất luợng quốc tế cao, tương tự RUBY nổi tiếng ở Mogok của Mianmar.
Một số đề tài nghiên cứu về RUBY đã được viện Địa chất và Khoáng sản thực hiện, nhiều dự án tìm kiếm thăm dò RUBY đã được cục Địa chất và Khoáng sản tiến hành. chính phủ còn thành lập Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt Nam để tiến hành nghiên cứu và khai thác đá ngọc ở Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều xí nghiệp liên doanh với nước ngoài như Việt Thái, Việt Nga.....cũng ra đời để thăm dò khai thác RUBY. Đồng thời nạn quặng tặc, RUBY thổ phỉ đã hoành hành trong nhiều năm.
Zu ngố (sưu tầm)
Lần sửa cuối bởi Zungố, ngày 08-11-2011 lúc 11:24 AM.
Zungố
cuộc thi "MỖI ĐÔI NHẪN LÀ MỘT CÂU CHUYỆN"
...............… Hãy chia sẻ với chúng tôi câu chuyện tình yêu của bạn...
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG cực kỳ hấp d...ẫ...n...n...n..