trị sẹoNgải cứu từ xưa không chỉ là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả mà còn có công dụng lành vết thương và trị sẹo thâm
Đặc điểm của cây ngải cứu
Bài thuốc trị sẹo thâm bằng cây ngải cứu 1
•Ngải cứu (diệp) tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae).
•Hái cành và lá vào tháng 6 (tương ứng với ngày 5 – 5 âm lịch). Phơi trong râm cho khô.
•Bộ phận dùng: lá. Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống.
•Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau.
•Nếu phơi khô, vò nát thành ngải nhung, được dùng trong “cứu pháp” của châm cứu.
•Kiêng kỵ: người huyết nhiệt, âm hư: không dùng.
điều trị sẹo lõm Công dụng trị sẹo thâm
- Trong ngải cứu có hoạt chất xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non, trị sẹo thâm rất hiệu quả
- Trong ngải cứu có chất tanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các vết chàm (eczema), các mụn nước nhỏ và một số chứng viêm da khác.
Bài thuốc trị sẹo thâm bằng cây ngải cứu2
Cách 1 : Bạn hãy dùng lá ngải cứu đem đun sôi cho nhừ và dùng vải mỏng lọc lấy nước. Đổ nước ngải cứu tự chế này vào một chiếc lọ thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó bạn sử dụng nước này rửa mặt hàng ngày hoặc thoa chúng lên mặt mỗi tối sau khi đã rửa sạch mặt.
Cách 2 :Bạn còn có thể sử dụng ngải cứu để dưỡng da theo cách đắp ngoài như sau: Dùng 25g lá ngải cứu khô, nấu với 1 lít nước, đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, tiếp đó giữ nhỏ lửa thêm 20 phút. Dùng vải xô lọc lấy nước thuốc, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất trong tủ lạnh, dùng dần. Nếu không có tủ lạnh, hàng ngày chỉ dùng 5g ngải cứu khô, nấu với 200ml nước, dùng hết trong ngày.
Để điều trị hiệu quả sẹo thâm trên mặt, các bạn có thể tham khảo công nghệ Peeling tại TMV KangNam
điều trị hiệu quả sẹo lồi