TRỞ THÀNH TRANG CUNG CẤP THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ NHẤT VỀ TRANG SỨC - NỮ TRANG VIỆT NAM









Trở lại   Chợ thông tin Trang sức - Nữ trang Việt Nam > Đối thoại với chuyên gia > Trang sức Kim cương

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 18-01-2014, 10:46 AM
tuanlanla123 tuanlanla123 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jan 2014
Bài gửi: 25
Mặc định Bia Heineken đối mặt "bia nội" Thái Lan

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ông "vua bia Thái" Charoen Sirivadhanabhakdi đang trở thành tâm điểm của dư luận khi liên tục "phá bĩnh" thương vụ thôn tính Tiger Beer của Hãng bia Heineken gia nhập từ Hà Lan. Lâu nay, ngài cự phú này vốn nổi tiếng với kinh nghiệm chiến đấu với các doanh nghiệp nước ngoài và tham vọng thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Dù xuất thân từ nghèo khó nhưng sự nhạy bén kinh doanh đáng kinh ngạc cùng hiểu biết trong đầu tư của Charoen đã khiến ông trở thành một trong những doanh nhân thành đạt và quyền lực nhất xứ Chùa Vàng. Charon đã chứng minh cho thấy tiềm năng cạnh tranh rất lớn của các doanh nhân châu Á, sẵn sàng thách thức mọi đối thủ trong cuộc chiến mở rộng thị trường và phát triển toàn cầu.

Đi lên từ nghèo khó

Cuộc sống của Charoen Sirivadhanabhakdi giống như truyện cổ tích về một nhà tư bản thời hiện đại. Tỷ phú 68 tuổi sinh ra và lớn lên tại quận người Hoa ở Băng Cốc sau khi cha mẹ ông chuyển tới đây từ Sơn Đầu, Trung Quốc. Vốn xuất thân trong một gia đình nghèo và thấp kém, Charoen đã sống những ngày thơ ấu trong cơ cực, với những ngày thiếu đói và làm việc vất vả. Bố ông chỉ là một người bán hàng rong trên phố với món bánh nướng bình dân nên hoàn toàn không có tiền chi trả cho việc học hành của Charoen. Vị tỉ phú tương lai buộc phải bỏ học giữa chừng khi mới học hết lớp 4, suốt ngày loanh quanh phụ giúp mẹ làm việc để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Bị phận nghèo đeo bám dai dẳng, Charoen hoàn toàn không được thừa kế tài sản như nhiều thương gia khác. Dù trải qua bao năm đi khắp đó đây để bán bánh nướng nhưng cha ông cũng không thể dạy Charoen những chiêu thức kinh doanh trong thương trường đầy khắc nghiệt. Tuy nhiên, Charoen là người có ý chí vươn lên, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh bất lợi, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng và không một chút vốn liếng kinh nghiệm.

Chareon bắt đầu nghiệp kinh doanh khi gia đình thâm nhập vào thị trường rượu trong nước, cùng với những hoạt động đầu tư ngân hàng và bảo hiểm trong suốt những năm 80 và đầu thập niên 90. Ông được giới thiệu với một nhóm những nhà sản xuất bia người Thái và tìm cách học bí quyết cũng như xin được giấy phép hoạt động trong ngành. Ông chính thức tiếp cận thị trường bia năm 1995 khi liên kết với Hãng bia Carlsberg của Đan Mạch thành lập Chang Beer, chuyên sản xuất và phân phối bia tại Thái Lan. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 đã khiến Chareon phải tạm ngừng sản xuất và ra nước ngoài sinh sống.

Chính trong thời gian này, ông đã đi khắp nơi để tìm hiểu và học hỏi cách thức sản xuất, cũng như tiếp thị sản phẩm và định hình ý tưởng gây dựng lại thương hiệu Chang Beer. Quay về Thái Lan, ông trở lại lĩnh vực kinh doanh đồ uống bằng cách chiếm thị phần của Hãng Shigha vốn đang chiếm ưu thế tại thị trường Thái Lan. Bằng khả năng kinh doanh thiên phú, Charoen đã thâm nhập và dần chia nhỏ thị phần của Singha, tích lũy vốn cho hy vọng tạo nên một thương hiệu riêng hoàn toàn mới.

Charoen tìm thấy những thành công nhất định trong ngành công nghiệp rượu bia bằng việc thành lập Tập đoàn TCC, quản lý thương hiệu Chang Beer nổi tiếng khắp châu Á với nhiều chi nhánh lớn nhỏ. Thấu hiểu nhu cầu một thị trường đang "khát" bia, ông tiếp tục gây dựng Berli Jucker Public Co. và Thai Beverage, những nhà sản xuất bia bán chạy nhất Thái Lan với mức lợi nhuận trên 250 triệu USD một năm.

Khi đã gây dựng được danh tiếng ở quê nhà, Charoen bắt đầu vươn ra xa các thị trường khác trên thế giới. Năm 2006, công ty của ông bắt đầu được niêm yết tại Singapore, chi 1,6 tỉ USD đầu tư vào Tập đoàn Fraser-Neave (F&N). Ông giới thiệu nhãn hiệu bia tại chuỗi các nhà hàng Thái trên thế giới, trở thành đối tác lâu năm tin cậy của Heineken, Anchor, DB Bitter hay Tui.

"Kỳ đà cản mũi" thương vụ Heineken - Tiger

Với tham vọng không ngừng mở rộng thị trường, Chareon nhắm tới Hãng bia Asia Pacific Breweries (APB) củaSingapore với sản phẩm bia Tiger nổi tiếng. Trong khi tỉ phú này đang dự định thâu tóm toàn bộ APB thì rất bất ngờ, Heineken, nhà sản xuất bia lớn thứ ba trên thế giới, công bố kế hoạch dùng 6 tỉ USD để mua lại APB.

Cuộc chiến diễn ra căng thẳng khi Heineken đã nắm giữ 42% cổ phần của APB, trong khi đó Charoen đã chào mua thêm 22% cổ phần cùng với 8,4% cổ phần do con rể ông đã mua lại trước đó. Heineken tiếp tục nhòm ngó 40% cổ phần của F&N, coi Charoen chẳng khác nào "kẻ phá bĩnh" cơ hội làm ăn của hãng bia này. Heineken tìm cách ngăn không cho Charoen nắm cổ phần kiểm soát tại APB ở vào thời điểm mà các hãng bia ở các thị trường hấp dẫn đang trở thành đối tượng của các vụ thâu tóm.

Bằng cách đưa con rể cùng Công ty Kindest Place ra sàn đấu với Heineken, Charoen đang cho thấy quyết tâm rất lớn khi muốn sở hữu cả F&N và APB. Ông định giá 44 USD một cổ phiếu cho 7,3% cổ phần của APB do Tập đoàn F&N trực tiếp nắm giữ, cao hơn 10% giá của Heineken.


Charoen cố gắng để ngăn chặn việc Heineken thâu tóm Tập đoàn APB bằng cách bỏ phiếu chống thương vụ với tư cách là chủ Tập đoàn Thai Beverage, cổ đông lớn nhất của F&N với 24% cổ phần. Ông cũng đẩy mạnh đàm phán với một ngân hàng lớn tại Singapore sau khi bày tỏ ý định đầu tư vào APB từ hơn một năm trước với ý định thể hiện sức mạnh tài chính vượt trội so với đối thủ Heineken.

Tỉ phú này nhận thấy giá trị tiềm năng của APB với khả năng thống trị hầu hết các thị trường ở Đông Nam Á và triển vọng tạo lợi nhuận siêu khủng. Còn Heineken lại muốn nâng giá hãng bia này tại các thị trường mới nổi, mở rộng các kênh đầu tư và tiến tới chiếm lĩnh trọn vẹn thị trường châu Á.

"Đây là một động thái thông minh của tỉ phú Thái Lan này. Tôi cho rằng, đề xuất mua lại mới nhất từ nhà Charoen sẽ buộc Heineken phải đưa ra mức chào giá cao hơn", nhà phân tích Goh Han Peng nhận định. Ông Peng cho rằng trước đây, Heineken khá thoải mái trong quan hệ đối tác với F&N, nhưng khi Thai Beverage xuất hiện thì tình thế đã thay đổi. Nếu Heineken không có phản ứng, thì dần dần Charoen có thể tăng cổ phần trong F&N và thông qua đó, giành quyền kiểm soát thực sự ở APB. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác nhận định APB sẽ hợp với Heineken hơn là hãng đồ uống của vị tỉ phú Thái Lan.

Dám đối đầu để thành công

Chareon vốn đã nổi danh từ lâu vì kinh nghiệm chinh chiến với các hãng bia nước ngoài để kiếm tiền, khiến dư luận chỉ biết ngỡ ngàng thán phục. Vào năm 2005, Charoen buộc Hãng bia Carlsberg phải trả 120 triệu USD để giải quyết tranh chấp pháp lý với một hãng bia nằm dưới quyền kiểm soát của ông. Trong cuộc chiến với hãng bia Đan Mạch, Charoen ban đầu thậm chí đòi đối thủ này phải bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới 2 tỉ đôla sau khi Carlsberg chấm dứt một liên doanh với công ty sản xuất bia mà ông kiểm soát.

Charoen còn muốn kiếm tiền từ Bintang, một loại đồ uống bán chạy hàng đầu ở Indonesia. Chareon từng mua đứt 70% cổ phần của Serm Suk Ocl, trụ sở sản xuất và phân phối của Pepsi tại Thái Lan và lấn sân sang thị trường nước giải khát. Năm 2008, tỉ phú này thành công với thương vụ mua nhãn hiệu trà xanh Thái Lan và hệ thống cửa hàng sushi của Tập đoàn Oishi với mức chi trả tổng cộng 214 triệu USD.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:07 AM

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
sangnhuong.com thiết kế