07-06-2012, 02:19 PM
|
Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 72
|
|
Lịch sử huyền bí của KIM CƯƠNG
Những viên kim cương đầu tiên đã được tìm thấy ở những vùng đất bồi của con sông Golconda tại Ấn Độ, song vào thời gian chính xác nào thì không được biết. Trong đoạn trích của sổ thuế được viết bằng tiếng Phạn xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên người ta đẫ thấy những bản ghi chép chứng minh được rằng, kim cương đã là hàng hóa được buôn bán thông thường vào thời đại đó tại Ấn Độ.
Trong tài sản của các vị vua chúa và người giầu có thì kim cương đã được cất giữ trong trạng thái nguyên thô và những tinh thể pha lê hoàn mỹ tuyệt đẹp đó đã được đánh giá rất cao. Kim cương đã được yêu thích và rất phổ biến như là một thứ bùa hộ mệnh nhờ vào độ cứng đặc biệt của mình và những tính chất tuyệt vời khác. Kim cương đã trở thành biểu tượng của sự dũng cảm và sự mạnh mẽ quả quyết – đó là những tính cách dặc trưng của người đàn ông.
Quyền lực và sức mạnh thần bí của kim cương đã được phát hiện trong thời đại cổ Hi Lạp, nơi mà việc đeo kim cương trên bốn ngón tay của bàn tay trái mang lại sự bảo đảm rằng, vena amoris "mạch máu tình yêu" được dẫn chuyền từ ngón tay thẳng vào trái tim. Sự bố trí kim cương và cả bụi kim cương ở cuối ngón tay thì lại được bảm đảm có được con đường thẳng để nối tình yêu với sự vĩnh cửu của kiếp sau.
Alexandr Đại Đế là người gần như đầu tiên mang kim cương đến Châu Âu. Thời đó kim cương được coi như là vật quí hiếm huyền bí, với những tính chất ma lực và chữa được bệnh. Đời xưa truyền lại rằng, khi mà Alexandr Đại Đế tiến tới Thung lũng kim cương thì đã nhìn thấy đáy của nó được rải đầy những viên đá quí và được những con rắn khổng lồ với những cái nhìn giết người đang canh giữ. Alexandr đã đánh lừa được các con rắn và đã lấy được những viên kim cương của chúng. Vào thời cổ Hi Lạp người ta cho kim cương là „những giot lệ của thánh thần đã rơi xuống trần gian ". Để nhấn mạnh được độ cứng của kim cương, người ta đã đặt tên cho nó là „adamas", có nghĩa là: vô địch. 60 năm trước công nguyên, Plinius đã viết về kim cương trong cuốn sách của mình có tên là Lịch sử của thiên nhiên. Viên kim cương thô chưa được mài đầu tiên đã được phát hiện tại Rôma vào khoảng giữa thế kỷ 1. và thứ 3. Vào thế kỷ thứ 13. Marco Polo đề cập đến Ormuy như là một chợ kim cương chính ở xứ Ba tư.
Tại thế kỷ thứ 13. Venice ở Ý đã trở thành trung tâm và thị trường chính buôn bán kim cương của Tây Âu. Và cxng bắt đầu từ thế kỷ 13. đa số các thủ đô của Châu Âu đã có quan hệ buộn bán với Venice. Và cũng chính từ đây các nhà buôn, thương gia tơ lụa, và kim cương đã đến thành phố Bruggy. Bruggy không những đã trở thành trung tâm buôn bán kim cương mà cũng trở thành nơi kim cương được chế biến. Nền công nghiệp kim cương đã phát triển lúc đó rất sớm. Và có công góp sức trong việc này là ông Lodewijck van Berken,người sinh ra tại Brugyy và là người phát minh phương pháp mài kim cương.
Quá trình chế biến kim cương đã được giữ bí mật từ lâu. Bắt đầu vào thế kỷ 14. thì những viên kim cương tám cạnh trong suốt đã được đánh bóng trên một tấm lót bằng gỗ hoặc bằng đồng được rắc bột kim cương. Phương pháp này cũng đã được sử dụng để chế biến các loại đá quí khác và ngà voi. Trong trường hợp của kim cương để chế biến nó là một quá trình rất dài. Từ thế kỷ thứ 15. kỹ thuật chế biến đã được nâng cao, những viên tinh thể không đều đặn đã bắt đầu được phân chia bằng phương thức tách rời. Nhưng trong khi mài thì vẫn luôn được bảo đảm giữ được hình dạng của nguyên liệu ban đầu. Những viên đá có hình tháp đã được gắn vào nhẫn. Mục đích chính của việc chế biến đó là loại bỏ đi cho kim cương những khiếm khuyết và những phần không đều trên bề mặt của nó. Mẫu của những viên đá như vậy đã được tìm thấy trong các mảnh vỡ của kim hoàn trang sức và gốm sứ cổ.
Sự phát minh cách mài trên trên tấm lót bằng sắt được rắc bột kim cương đã tạo điều kiện cho các thợ mài nhiều khả năng hơn để chế biến kim cương, đá quí: vào cuối thế kỷ thứ 15. đã xuất hiện „bảng" các kiểu dạng mài với các hình dạng hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hoặc hình nơ.
Sự phát hiện con đường thẳng trực tiếp đi đến Ấn Độ vào năm 1498 được thực hiện do nhà hoa tiêu biển Vasco de Gama đã chuyển trung tâm buôn bán từ Venice ở Ý sang Lisabon. Từ cuối thế kỷ thứ 14. thì Antverpy đã trở thành trung tâm buôn bán kim của thế giới. Kim cương là biểu tượng hoàn thiện của sự liên kết vĩnh cửu. Truyền thống này của tình yêu bất tận đã được lưu tồn hàng nhiều thế kỷ qua. Những lời đầu tiên mà người ta đã nói về việc tặng kim cương như là biểu tượng độc nhất của tình yêu đã được xuất hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 15.
http://uk.reuters.com/resources/r/?m...RY-SUMMIT-RING
Hoàng tử nước Áo Maxmilián Rakouský vào năm 1477 đã bắt đầu truyền thống tặng nhẫn kim cương như là món quà cầu hôn khi ông đã tặng nhẫn kim cương đính hôn cho Marie Burgundská. Từ đó trở đi thì truyền thống tặng nhẫn kim cương đính hôn đã phát triển rộng trên toàn thế giới bắt đầu từ những gia đình quí tộc cho đến các gia đình của các nhà kỹ nghệ gia và vào thế kỷ cuối cùng thì truyền thống này cũng đã đi vào gia đình của „những người trần tục bình thường ".
Vào thời đại vàng của thế kỷ thứ 16. việc buôn bán kim cương chủ yếu nằm trong tay của người Bồ Đào Nha gốc Do Thái và của các thương gia người Ý.
Vào thế kỷ thứ 17. thời đại mài các hình dáng kim cương đa dạng đã được bắt đầu. Kim cương đã được mài với các kiểu hình dáng như hình ô - van, giọt nước mưa, quả lê và nhiều kiểu dáng khác. Các thợ thủ công chế biến kim cương đến từ Antverpy đã làm việc ở trên những tầng cao nhất của các ngôi nhà, nơi mà có ánh sáng tốt nhất. Đến cuối thế kỷ 18. các mỏ kim cương của Ấn Độ đã được khai thác hết, song mặc dù đã phát hiện được những mỏ đầu tiên ở Brazílie vào giữa thế kỷ 18. thì sự phồn thịnh của Antverpy vẫn chưa được khôi phục.
Vào giữa thế kỷ thứ 19. sau một thử nghiệm rộng lớn thì Henry Morse đã đưa ra ở Mỹ một kiểu mài kim cương hiện đại đầu tiên, mà sau đó ông đã hoàn thiện trên cơ sở lí giải toán học và vào năm 1919 Marcel Tolkowskiy ở Mỹ đã miêu tả như là người phát minh kiểu mài kim cương thời trang hiện đại cho đến ngày nay.
|