Muối là một khoáng chất thiết yếu, giúp đồ ăn không những ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết những tác dụng và tác hại tiềm tàng của loại gia vị này.
Ưu điểm
Cân bằng mức chất lượng cần thiết trong cơ thể
Muối duy trì sự cân bằng của chất lỏng bên trong và bên ngoài các tế bào. Nhờ Natri trong muối, lượng nước trong cơ thể cân bằng được là do tế bào liên tục trải qua một quá trình gọi là thẩm thấu. Khi đó, chất lỏng được khuếch tán qua một lớp màng từ nơi có nồng nộ cao sang vùng nồng độ thấp cho đến khi cả hai đạt trạng thái cân bằng.
Muối là một trong những gia vị không thể thiếu của con người.
Cung cấp khoáng chất thiết yếu
Các khoáng chất thiết yếu như natri clorua, canxi, kali, magiê, lưu huỳnh, phốt pho, sắt,… và đặc biệt là i-ốt không tự sản sinh ra trong cơ thể mà cần được hấp thụ qua muối, khiến gia vị này trở thành nhân tố quan trọng giúp cơ thể chống lại các bệnh như suy tuyến giáp hay suy giảm hormone.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Cơ thể chúng ta sẽ trở nên ít nhạy cảm với insulin hơn khi chế độ ăn uống thường ngày chứa ít muối, phần nào dẫn đến sự suy giảm khả năng trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc tiêu thụ muối vừa phải hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh
Muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể và duy trì huyết áp ổn định. Natri có khả năng giữ cho tâm trí của bạn luôn hoạt động nhạy bén, giúp tăng cường chức năng não - yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển não bộ. Thiếu natri có thể dẫn đến hôn mê và mất trí.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một lượng muối ăn kiêng đầy đủ giúp ức chế hormone gây căng thẳng và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng ta, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không những thế, muối còn thúc đẩy khả năng tiêu hóa của chúng ta tốt hơn.
Nhược điểm
Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích có được từ muối, việc quá lạm dụng loại gia vị này còn có thể gây ra một số tác hại không như mong muốn.
Vấn đề về thận
Chức năng của thận là loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Lượng natri nồng độ cao sẽ gây áp lực lớn cho quá trình đào thải này, dẫn đến suy thận cấp tính.
Vấn đề về tim, tăng huyết áp
Khi lượng muối dư thừa không được loại bỏ khỏi cơ thể, lượng máu của chúng ta sẽ tăng lên, khiến tim bơm máu mạnh hơn và gây thêm áp lực lên các động mạch. Đây là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, gây nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Quá nhiều muối cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm, khó chịu, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, buồn nôn, bồn chồn hay suy nhược cơ thể nói chung.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ cao nhất là 2,3 gram muối mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người bị cao huyết áp thì nên giảm xuống còn một nửa hoặc ít hơn càng tốt. Cách dễ dàng để đảm bảo rằng bạn không quá lạm dụng việc hấp thụ muối là tránh ăn thực phẩm đóng gói, đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy, thịt ướp muối và các loại thức ăn nhanh khác.